Công nhận văn bằng
Nội dung

TÌM HIỂU VỀ VIỆC CÔNG NHẬN VĂN BẰNG TẠI ĐỨC 2024

Chương trình Công nhận văn bằng tại Đức, thường được biết đến với cái tên “Berufsanerkennung” hoặc “Công nhận trình độ chuyên môn“. Là một cánh cửa mở cho những người đã sở hữu bằng cấp từ các quốc gia khác ngoài Đức. Quy trình này giúp xác nhận tính chính xác của bằng cấp, tạo điều kiện cho việc đánh giá toàn diện về kỹ năng và trình độ chuyên môn. Đồng thời nó tạo ra cơ hội mới trong thị trường lao động và hệ thống giáo dục Đức

Tiêu  chíNội dung
Độ Tuổi18 – 35
Thời gian học nghề tại Đức 3 năm
Yêu cầu về trình độTốt nghiệp PTTH
Yêu cầu tiếng Đức để làm VisaB1
Thời gian dự kiến học tại Việt Nam6 – 9 tháng 
Lương học nghề (Dự kiến)2.200 – 2.800
Euro/tháng
Lương sau khi tốt nghiệp3.200 – 3.800
Euro/tháng
Điều kiện tiếng Đức để vào học nghềB2
Học trước/hoặc song song với học nghề.
Chứng minh tài chính Không hoặc có, tùy thuộc vào đối tác
Đối tácKplanning,
Bang và Thành phốBaden Württemberg & 16 Bang
Làm thêm 10h/tuần10 – 18
Euro/giờ

Công nhận văn bằng là gì?

Công nhận văn bằng là quá trình mà một tổ chức, cơ quan hoặc hệ thống giáo dục xác nhận tính hợp lệ và giá trị của một bằng cấp hoặc chứng chỉ học vụ.

Đối với một người học

Việc này đảm bảo rằng bằng cấp hoặc chứng chỉ được chấp nhận và có thể sử dụng trong các môi trường khác nhau và mục đích khác nhau.

Quá trình này thường liên quan đến việc đánh giá nội dung của bằng cấp, cấp độ và chuẩn mực của hệ thống giáo dục của bằng cấp đó.

Quy trình công nhận văn bằng

Thường đòi hỏi việc nộp đơn và cung cấp thông tin chi tiết về bằng cấp, chứng chỉ, và kinh nghiệm làm việc.

Sau đó, các cơ quan chuyển đổi nghề tại Đức, như các hội nghề, tổ chức chuyên nghiệp hoặc cơ quan chính phủ, sẽ tiến hành một quá trình đánh giá hồ sơ.

Trong quá trình này, họ sẽ so sánh nội dung và tiêu chuẩn của bằng cấp từ nước ngoài với những tiêu chuẩn tương đương tại Đức. Điều này giúp đảm bảo tính chính xác và công bằng trong việc công nhận kỹ năng và trình độ chuyên môn của người nộp đơn.

Trong quá trình chuyển đổi văn bằng có thể sẽ phải yêu cầu thêm như tham gia các khoá đào tạo bổ sung để đảm ứng được các yêu cầu của Đức. Giúp đảm bảo người nước ngoài có đủ kiến thức và kỹ năng cần thiết để được công nhận văn bằng tại Đức.

 

1. Trung tâm công nhận văn bằng cấp nước ngoài:

Đức có các trung tâm đánh giá và công nhận bằng cấp nước ngoài. Trung tâm này có nhiệm vụ đánh giá bằng cấp, chứng chỉ và kinh nghiệm làm việc của người nước ngoài và quyết định xem các tiêu chuẩn này có phù hợp với các tiêu chuẩn tai Đức hay không.

2. Quy trình đánh giá:

Quá trình đánh giá bao gồm việc so sánh bằng cấp, chứng chỉ và kinh nghiệm làm việc của người nước ngoài với các tiêu chuẩn và yêu cầu tại Đức. Trong quá trình này, người nộp đơn sẽ cung cấp tài liệu, thông tin về quá trình học tập và kinh nghiệm làm việc của mình. Quá trình này có thể đòi hỏi thời gian và yêu cầu phí đánh giá.

3. Quyền lợi và hạn chế:

Khi bằng cấp nước ngoài được công nhận tại Đức, người nộp đơn có thể được cấp một chứng chỉ tương đương hoặc được miễn một phần trong các yêu cầu đào tạo hoặc thực tập. Tuy nhiên, quyền lợi và hạn chế cụ thể phụ thuộc vào từng ngành nghề và trường hợp cụ thể.

4. Các ngành nghề đòi hỏi chứng chỉ/đào tạo bổ sung:

Đối với một số ngành nghề , có thể yêu cầu người nộp đơn tham gia thêm khóa học, thi lấy chứng chỉ hoặc đào tạo bổ sung.

Có thể kể đến như các ngành: Ngành y tế, luật, giáo dục, ngành công nghệ thông tin

Điều kiện để công nhận văn bằng tại Đức

Công nhận văn bằng tại Đức là một quá trình có những điều kiện cụ thể. Dưới đây là những điều kiện chính mà bạn cần lưu ý:

  • Nền tảng bằng cấp và chứng chỉ:

Bước đầu tiên là đảm bảo bạn có bằng cấp hoặc chứng chỉ chính xác cho sự nghiệp mới. Điều này là chìa khóa mở cánh cửa và là một minh chứng về kiến thức chuyên môn.

  • Chứng minh về năng lực tiếng Đức:

Thông thường bạn sẽ cần chứng minh khả năng sử dụng tiếng Đức ít nhất trình độ B1 theo Khung tham chiếu Châu Âu về Ngôn ngữ (CEFR). Tùy thuộc vào các ngành nghề khác nhau sẽ có những yêu cầu cụ thể khác nhau.

  • Tổng hợp kinh nghiệm làm việc:

Bạn sẽ cần cung cấp bằng chứng về quá trình học tập và kinh nghiệm làm việc của mình. Điều này có thể sẽ yêu cầu các bản sao về bằng cấp như: bảng điểm, chứng chỉ, bằng cấp, giấy tờ liên quan đến công việc và thư từ giới thiệu.

  • Tìm hiểu các điều kiện cụ thể tuỳ theo các ngành nghề

Một vài ngành nghề cụ thể có thể yêu cầu bạn tham gia vào các khóa đào tạo bổ sung hoặc thi để đáp ứng các yêu cầu đặc biệt của địa phương.

Điều này bắt buộc bạn phải hoàn thành các khóa học thực tế, tham gia thực tập, hoặc thậm chí là thi lấy chứng chỉ để đảm bảo bạn có đủ kỹ năng và kiến thức cần thiết cho lĩnh vực đó.

📍Bạn có thể tìm hiểu thêm về “Visa để công nhận văn bằng tại Cộng hòa liên bang Đức

Chi phí chuyển đổi văn bằng tại Đức

Đầu tiên và quan trọng nhất khi bạn đang xem xét việc công nhận văn bằng tại Đức là hiểu rõ về chi phí liên quan.

Dưới đây là một cái nhìn tổng quan về chi phí công nhận văn bằng tại Đức.

Chi phí chuyển đổi văn bằng
Chi phí công nhận văn bằng
1. Chi phí công nhận văn bằng cơ bản

Các chi phí cơ bản thường bao gồm:

  • Chi phí cho quá trình kiểm tra và đánh giá tài liệu liên quan.
  • Đối với mỗi trường hợp, tại các cơ sở giáo dục và tổ chức giáo dục có thể đề xuất mức giá khác nhau. Mức chi phí có thể dao động từ 100 Euro đến khoảng vài trăm Euro.

Ngoài ra thì trong quá trình công nhận văn bằng tại Đức cần một khoản chi phí để đánh giá. Chi phí này có thể khác nhau tuỳ thuộc vào ngành nghề và trung tâm công nhận văn bằng tại nước ngoài.

2. Phí xử lý hồ sơ
  • Để bắt đầu quá trình công nhận, bạn cần nộp hồ sơ của mình. Và hồ sơ của bạn nên được dịch qua tiếng Đức hoặc tiếng Anh.

 

  • Vì thế nên bạn có thể cần dịch thuật và công chứng các hồ sơ. Phần chi phí cho dịch thuật và công cứng cũng sẽ ảnh hưởng lên tổng chi phí.
3. Chi phí cho học tập và chứng chỉ
  • Đối với một số ngành nghề, bạn có thể phải tham gia vào các khoá học bổ sung hoặc các kì thi để đáp ứng được các yêu cầu và tiêu chuẩn của Đức.

 

  • Khoản chi phí sẽ bao gồm: Chi phí cho các khoá học và lệ phí thi.
4. Các chi phí khác
  • các chi phí khác ngoài dự kiến như chi phí phát sinh thêm hoặc yêu cầu bổ sung từ tổ chức.

 

  • Hoặc nếu như bạn đi một cách túc thì bạn sẽ phải tốn một khoảng chi phí để gửi tài liệu hoặc trực tiếp bay qua Đức để tham gia vào quá trình này.
  • Bạn sẽ phải chuẩn bị một khoản chi phí cho việc ăn, ở và việc đi lại ở lại đây.

Cơ hội sau khi chuyển đổi văn bằng tại Đức

Chuyển đổi văn bằng tại Đức không chỉ là hành trình học thuật mà còn là cơ hội vững chắc để phát triển sự nghiệp, tăng khả năng tìm việc và trải nghiệm một chế độ làm việc tiên tiến. Dưới đây là những cơ hội mà quá trình này mang lại:

Mở ra cánh cửa phát triển sự nghiệp:
  • Chuyển đổi văn bằng tại Đức là bước khởi đầu cho cơ hội phát triển sự nghiệp không giới hạn. Hệ thống giáo dục cùng môi trường doanh nghiệp tiên tiến sẽ giúp tạo các nền tảng cần thiết. Không những về kiến thức được dạy mà còn là kinh nghiệm áp dụng trong thực tế.
Tăng khả năng tìm việc trên thị trường quốc tế:
  • Với uy tín cao của văn bằng Đức và được công nhận ở nhiều quốc gia. Tỉ lệ tìm kiếm được việc làm trong các doanh nghiệp toàn cầu được nâng cao đáng kể.

 

  • Nền giáo dục tại Đức được đánh giá cao bởi cá nhà tuyển dụng trên khắp thế giới. Không những thế bằng bằng tại Đức cũng được đánh giá cao bởi giới chuyên môn.
Quyền lợi và chế độ làm việc hiện đại:

Chuyển đổi văn bằng tại Đức không chỉ là về kiến thức mà còn là việc tiếp cận quyền lợi và chế độ làm việc tiên tiến.

Sinh viên quốc tế thường được hưởng các quyền lợi như

  • Hỗ trợ tài chính.
  • Bảo hiểm y tế.
  • Cơ hội thực tập trong các doanh nghiệp hàng đầu.
  • Chế độ làm việc linh hoạt – cân bằng giữa công việc và cuộc sống.

Chính những điều trên là những yếu tố thu hút nhiều người tìm đến Đức để phát triển sự nghiệp.

Cơ hội sau khi chuyển đổi văn bằng tại Đức
Cơ hội sau khi chuyển đổi văn bằng tại Đức

Các ngành có thể chuyển đổi văn bằng tại Đức

Dưới đây là các ngành nghề bạn có thể xem xét khi thực hiện chuyển đổi bằng cấp tại Đức:

  • Y tế: Bác sĩ, y tá, dược sĩ, điều dưỡng, kỹ thuật viên y tế.
  • Kỹ thuật: Kỹ sư công nghệ thông tin, kỹ sư cơ khí, kỹ sư điện tử,…
  • Kinh doanh và quản lý: Quản lý dự án, quản lý nguồn nhân lực, kế toán, tài chính,…
  • Luật: Luật sư, cố vấn pháp lý.
  • Giáo dục: Giáo viên, giảng viên.
  • Nghệ thuật và thiết kế: Nghệ sĩ, nhà thiết kế đồ họa, kiến trúc sư.
  • Kỹ nghệ và nghề thủ công: Thợ rèn, thợ mộc, thợ kim hoàn, thợ may, thợ cắt tóc.

📍 Ngoài ra chúng tôi còn có đội ngũ pháp lý tại GE Group sẽ hỗ trợ bạn về quy trình, hồ sơ cũng như những thủ tục pháp lý cần thiết trong quá trình xin nhập cảnh và thị thực tại Đức.

Chia sẻ bài viết này:
Facebook
LinkedIn
Email
Print
Bài viết cùng chủ đề
Ngành Nhà hàng - Khách sạn tại Đức
Các nghành nghề đang có nhu cầu
Ngo Chau
Ngành Nhà hàng – Khách sạn tại Đức

Ngành Nhà hàng – Khách sạn tại Đức nổi bật với sự kết hợp đào tạo giữa truyền thống và hiện đại, mang đến trải nghiệm ẩm thực và lưu trú đẳng cấp cho du khách toàn cầu.

Xem tiếp »
Các ngành nghề về Khoa học
Các nghành nghề đang có nhu cầu
Huy Nguyen
Khoa học và Sáng tạo

Các ngành về khoa học ở Đức: Một hành trình đầy thách thức và cơ hội Các ngành về khoa học tại Đức đang phát

Xem tiếp »