du học nghề tại Đức
Nội dung

Du học nghề Đức – Điều kiện, chi phí và cơ hội

Du học nghề Đức là gì?

  • Du học nghề tại Đức được hiểu là bạn tham gia học tại trường nghề tại Đức. Sau đó nhận chứng chỉ nghề và hành nghề tại Đức. Điều này có nghĩa là bạn có thể hành nghề tại các quốc gia khác sau khi du học Đức. Chứng chỉ nghề quốc tế bạn đạt được không giới hạn bởi biên giới. Cho phép bạn chọn lựa hành nghề tại bất cứ quốc gia nào.
  • Chương trình học tại trường nghề kéo dài 3 năm, kết hợp giữa lý thuyết và thực hành. Không chỉ bám sát sách giáo trình mà còn có cơ hội áp dụng kiến thức vào thực tế qua các buổi thực tập tại các cơ sở nghề hàng đầu. Điều này giúp họ trang bị kiến thức chuyên môn đầy đủ và kỹ năng thực hành mạnh mẽ.
  • Sau khi tốt nghiệp, ứng viên sẽ không chỉ có kiến mà còn có kinh nghiệm thực tế từ những dự án và công việc thực tế mà họ đã tham gia. Điều này giúp họ tự tin khi bước vào thị trường lao động. Có khả năng làm việc hiệu quả và đáp ứng nhanh chóng với mọi thách thức nghề nghiệp.

Với tình trạng dân số già ngày càng gia tăng. Hiện nay Đức đang đối mặt với tình trạng thiếu hụt nhân sự đặc biệt ở các ngành nghề như điều dưỡng, nhà hàng khách sạn, đầu bếp, lái tàu, và nhiều lĩnh vực khác. Điều này tạo ra cơ hội lớn cho các du học sinh Việt Nam. Đặc biệt khi nhu cầu về nhân sự tại những ngành nghề này đang tăng mạnh, mở ra những cánh cửa hứa hẹn cho sự phát triển nghề nghiệp của họ.

Điều kiện du học nghề Đức

Độ tuổi và bằng cấp
  • Tuổi từ 18 đến 30 tuổi đã tốt nghiệp PTTH trở lên. Tốt nghiệp THPT tại Việt Nam, không yêu cầu về điểm số cụ thể
Trình độ tiếng Đức
  •  chứng chỉ ngoại ngữ A2 theo luật nhập cư mới áp dụng từ tháng 3/2020. Có bằng tiếng Đức từ B1 trở lên, bạn sẽ được học nghề ngay khi đặt chân sang Đức. Miễn chứng minh tài chính du học nghề nếu có B1. Nếu bạn chỉ có chứng chỉ tiếng Đức A2, bạn có thể đăng ký một khóa B1 trong vòng 6 tháng ở Đức. Sau 6 tháng đó, bạn có bằng B1 và sẽ bắt đầu học nghề, hưởng chế độ nhận lương thực tập bình thường.
Sức khỏe
  • Sức khỏe tốt, không mắc các bệnh viêm gan, bệnh xã hội và các bệnh truyền nhiễm khác. Cần có giấy khám sức khỏe theo quy định của bộ Y tế
Lịch sử tư pháp và xuất cảnh
  • Không có tiền án, tiền sự hoặc các vấn đề liên quan đến cấm xuất cảnh tại Việt Nam hoặc cấm nhập cảnh tại Đức.

Chi phí

Các chi phí về du học nghề tại Đức bao gồm cả chi phí ở Việt Nam và tại Đức. Ở Việt Nam, chi phí này thường bao gồm:

  • Tiền học tiếng Đức,
  • Chi phí ăn ở trong thời gian học tiếng Đức
  • Chi phí tư vấn du học
  • Chi phí cho bảo hiểm và vé máy bay đi Đức.

Khi đã đến Đức, chi phí sẽ bao gồm:

  • Tiền học tiếng (nếu có),
  • Chi phí ăn ở trong thời gian học tiếng (nếu có)
  • Chi phí chứng minh tài chính nếu được yêu cầu.

Yêu cầu về trình độ tiếng Đức để nhập học có thể thay đổi tùy thuộc vào trường nghề bạn chọn. Nếu bạn có thể bắt đầu học ngay khi đến Đức, có thể bạn sẽ giảm được một số chi phí liên quan đến việc học tại Đức. Theo ước lượng, chi phí du học nghề Đức hiện nay dao động từ 320 đến 450 triệu đồng. Điều còn tùy thuộc vào việc bạn có thể bắt đầu học ngay khi đặt chân đến Đức hay không.

Lộ trình du học nghề tại Đức

Quá trình học nghề và du học từ khi bắt đầu đến khi tốt nghiệp và bước vào thị trường lao động thường kéo dài trong vòng 4 năm, bao gồm 1 năm tại Việt Nam và 3 năm tại Đức. Điều này tương đương với thời gian mà một sinh viên đại học các trường kinh tế ở Việt Nam dành cho quá trình học tập, và ít hơn so với thời gian học của sinh viên chuyên ngành kỹ sư tại Việt Nam (5 năm).

Quy trình du học nghề thường diễn ra theo các bước sau:

  • Bước 1: Học tiếng Đức từ trình độ A0 đến B1 và thi chứng chỉ B1 (khoảng 6-8 tháng).
  • Bước 2: Nộp hồ sơ học tại một trường nghề ở Đức.
  • Bước 3: Chuẩn bị hồ sơ xin visa du học Đức.
  • Bước 4: Di chuyển đến Đức và bắt đầu quá trình học tại trường.
  • Bước 5: Tiến hành học lý thuyết và thực hành trong suốt 3 năm tại trường nghề ở Đức.
  • Bước 6: Sau khi tốt nghiệp, bắt đầu làm việc tại một cơ sở nghề chuyên ngành.

Thường, tổng thời gian từ Bước 1 đến Bước 4 chiếm khoảng 1 năm tại Việt Nam. Sau đó, ứng viên tiếp tục học tại Đức trong thời kỳ 3 năm. Kể từ năm thứ năm, từ khi bắt đầu học tiếng Đức, họ sẽ chính thức bước vào sự nghiệp chuyên nghiệp của mình tại Đức.

Cơ hội và lợi ích khi du học nghề tại Đức

Khả năng đậu Visa cao

Hệ thống giáo dục Đức nổi tiếng với chất lượng đào tạo cao cấp và sự chuyên nghiệp. Do đó, du học sinh nghề thường có cơ hội cao để đậu Visa.

Tiết kiệm chi phí học tập

So với một số quốc gia khác, chi phí học tập tại Đức thường rất hợp lý hoặc thậm chí miễn phí ở một số trường công lập. Điều này giúp du học sinh nghề giảm áp lực tài chính và tận hưởng môi trường học tập chất lượng.

Tạo điều kiện cho những người có mức học lực khá

Đức mở cửa cơ hội cho những du học sinh có học lực dưới mức khá. Hệ thống giáo dục linh hoạt và hỗ trợ học sinh để họ phát triển kỹ năng và kiến thức cần thiết.

Chất lượng đào tạo hàng đầu

Với các trường nghề và cao đẳng uy tín, du học sinh được đảm bảo một chương trình đào tạo chất lượng, hướng dẫn bởi các giáo sư và chuyên gia hàng đầu trong ngành.

việc làm ngay khi tốt nghiệp

Đức là một trong những nền kinh tế mạnh mẽ và có nhu cầu lớn về nhân sự chất lượng. Sau khi tốt nghiệp, du học sinh nghề thường dễ dàng tìm kiếm việc làm. Nhờ vào các kỹ năng đã học để làm việc trong môi trường chuyên nghiệp.

Đảm bảo quyền lợi và an toàn

Hệ thống pháp lý và an sinh xã hội của Đức đảm bảo quyền lợi và an toàn cho du học sinh. Họ có quyền hưởng các dịch vụ y tế và xã hội, được sống trong môi trường an ninh và thoải mái.

hội định cư tại Đức

Sau khi hoàn thành chương trình học, du học sinh nghề có cơ hội định cư tại Đức. Từ đó mở ra một tương lai ổn định và cơ hội nghề nghiệp dài hạn.

📍 Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn với những cơ hội làm việc và sống ở Đức. Đội ngũ chuyên gia của chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn với các câu hỏi liên quan đến tìm kiếm việcvisacông nhận văn bằng và học tiếng Đức.

📍Ngoài ra chúng tôi còn có đội ngũ pháp lý tại GE Group sẽ hỗ trợ bạn về quy trình, hồ sơ cũng như những thủ tục cần thiết trong quá trình xin nhập cảnh và thị thực tại Đức.

Chia sẻ bài viết này:
Facebook
LinkedIn
Email
Print
Bài viết cùng chủ đề